
RM là gì? Những công việc cụ thể của một RM trong lĩnh vực ngân hàng tài chính như thế nào? Hãy cùng Niftyhomestead tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
RM là gì?
Hoạt động kinh doanh ngày nay, quản trị mối quan hệ là yếu tố tiên quyết giúp thúc đẩy tăng trưởng và lợi nhuận. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp nắm bắt xu hướng rất đề cao vị trí này. Đó là Relationship Manager, hay còn gọi là RM. Vậy RM là gì?
RM là tên viết đầy đủ của Relationship Manager. Khi dịch nghĩa tiếng Việt, nó được hiểu là chuyên viên Quản trị Quan hệ. RM thường làm việc trong các doanh nghiệp quy mô lớn hiện nay. Họ giữ vai trò duy trì cũng như mở rộng các mối quan hệ kinh doanh. Đối tượng đặc biệt quan trọng đầu tiên chính là khách hàng.

RM làm việc ở đâu?
Bên cạnh khái niệm RM là gì, RM, hay Relationship Manager thường làm việc ở đâu? Chi tiết hơn thông tin các doanh nghiệp lớn như đã đề cập ở trên, RM thường hoạt động ở các lĩnh vực:
- Ngân hàng.
- Công ty chứng khoán.
- Công ty bảo hiểm.
- Tập đoàn tài chính.
- Công ty dịch vụ.
- Công ty cung cấp giải pháp doanh nghiệp.
Trong số đó, các ngân hàng hay công ty tài chính là đơn vị tuyển dụng chủ yếu. Bạn có thắc mắc RM ngân hàng là gì và có vai trò như thế nào không?
Trong ngân hàng, RM giữ vai trò quan trọng trong quản trị mối quan hệ kinh doanh với khách hàng, đối tác, cá nhân và doanh nghiệp. Xét thực tế, dujch vụ giữa các ngân hàng không có quá nhiều khác biệt. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ trải nghiệm sẽ là yếu tố sẽ trực tieps tác động đến lựa chọn khách hàng. Lúc này, RM sẽ là người giúp nâng cao trải nghiệm đó của khách hàng.
Những công việc của RM là gì?
Đánh giá về công việc của một RM, có thể phân chia theo 2 lĩnh vực. Cụ thể là CRM – Customer Relationship Manager và BRM – Business Relationship Manager.
Trước tiên là CRM (Chuyên viên quan hệ khách hàng). Công việc của họ là trực tiếp làm việc với giám đốc điều hành, quản lý kỹ thuật, bán hàng,… Đây đều là những người đưa ra quyết định chủ chốt với hoạt động bán hàng. Họ trực tiếp đưa ra những chiến lược kinh doanh, phương thức quan hệ với khách hàng. Từ đó, giúp khách hàng hài lòng, thoải mái và tin tưởng, gắn bó hơn.
Thứ hai là công việc BRM (Chuyên viên quan hệ kinh doanh). Lúc này, RM có nhiệm vụ giám sát bộ phận kinh doanh, quản lý ngân sách hay liên hệ nội bộ của bộ phận kinh doanh. Đồng thời, theo dõi tất cả những dữ liệu, cách các bộ phận của doanh nghiệp đó tương tác với đối tác của mình. Nhìn chung, công việc của BRM chính là giúp công ty vận hành trơn tru, hiệu quả hơn, thu hút nhiều khách hàng mới.

Mức thu nhập của RM là bao nhiêu?
Trên cơ sở những công việc và vai trò của RM trong doanh nghiệp, mức thu nhập của họ phải xứng đáng. Nếu nói đến mức lương hằng tháng, nó sẽ có sự thay đổi tùy theo năng lực, kinh nghiệm, môi trường làm việc,…
Tuy nhiên, đánh giá khác quan thì mức lương phù hợp từ 15 đến 30 triệu đồng. Thậm chí, nó còn có thể cao hơn.
Một số khái niệm liên quan đến RM
Bên cạnh những thông tin trên bài, Niftyhomestead đã tổng hợp nội dung về các khái niệm có liên quan đến RM. Hãy cùng theo dõi và tìm hiểu thêm nhé!
- PB trong ngân hàng: Họ chính là chuyên viên quản lý khách hàng ưu tiên. Nhiệm vụ của RB là triển khai bán sản phẩm huy động, bảo hiểm, thẻ, tài khoản,… Đồng thời, tư vấn bản sản phẩm, tạo quan hệ với khách hàng, xử lý rủi ro,…
- Ngoài mô tả công việc cụ thể, SRM cũng được hiểu là phần mềm hỗ trợ trong việc lên chiến lượng quản lý, kế hoạch của doanh nghiệp.
- Tiền RM là gì? Đây là từ viết tắt của Ringgit Malaysia, hay còn gọi là tiền Malaysia. Toàn bộ nguồn tiền của đất nước này do ngân hàng quốc giá Negara Malaysia phát hành.
- RM Facebook là gì? Nó là Rights Manager, còn được biết tới là công cụ quét bản quyền tự động của Facebook. Nếu tài khoản facebook được cấp công cụ này thì những video tải lên sẽ được bảo vệ. Đồng thời, có thể theo dõi những video up cùng nội dung đó.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc RM là gì của nhiều bạn đọc quan tâm. Đây là mảng công việc quan trọng trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là tài chính ngân hàng. Bạn có thể chủ động tiếp cận để có thể hiểu rõ hơn nhé!