
Người đồng vay là gì? Người đồng vay giữ vai trò gì khi giao dịch vay vốn Ngân hàng? Liệu người đồng vay có phải chịu những quy định cần thiết như người đứng tên vay? Mời bạn đọc tham khảo bài viết này, để có câu trả lời cho những câu hỏi bên trên.
Người đồng vay là gì?
Người đồng vay là người cùng trả nợ khoản vay, tất cả những người này đều có nghĩa vụ ngang bằng với người đứng ra vay, chịu trách nhiệm hoàn trả khoản vay đúng thời hạn đã cam kết trên Hợp đồng tín dụng.

Các bước thẩm định người đồng vay đều ngang bằng với người đứng vay. Tức là về mặt hồ sơ pháp lý, lịch sử giao dịch tín dụng,… đều phải đáp ứng quy định của Ngân hàng. Người đồng vay trong các giao dịch thế chấp tài sản thường là vợ/chồng của người đứng tên vay.
Quy định về hồ sơ pháp lý của Người đồng vay
Độ tuổi người đồng vay là gì?
Là công dân Việt Nam, tuổi cho đến khi kết thúc khoản vay, từ 18 đến 65 đối với nữ, từ 18 đến 70 tuổi đối với nam. Độ tuổi có thể có sự ngoại lệ tùy thuộc vào quy định riêng của từng Ngân hàng.
Đối với câu hỏi, người đứng tên vay trong độ tuổi quy định, còn người đồng vay nhỏ hoặc cao hơn độ tuổi quy định, thì có được phép vay hay không ? Câu trả lời là không. Vì như đã thông tin bên trên. Người vay và người đồng vay là 1. Mọi quy định đều áp dụng chung, không có ngoại lệ.
Nơi cư trú của người đồng vay là gì?
Người đồng vay phải có hộ khẩu thường trú, hoặc sổ tạm trú tại địa phận Ngân hàng cho vay. Không chấp nhận trường hợp tại tỉnh ngoài, hoặc đang mang quốc tịch nước khác, ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Chấp nhận trường hợp người đồng vay đang sinh sống, làm việc, học tập tại nước ngoài. Tuy nhiên, phải đảm bảo tính hợp lệ về mặt chữ ký khi phát sinh khoản vay.
Lịch sử giao dịch tín dụng
Không phát sinh nợ xấu, nợ trễ hạn tại bất kỳ Tổ chức tín dụng nào, đối với tất cả các khoản vay, bao gồm: vay tín chấp, thế chấp, và cả thẻ tín dụng.
Quy định về Hồ sơ tài chính và nghĩa vụ trả nợ
Người đồng vay có nghĩa vụ đồng trả nợ, thực hiện trách nhiệm hoàn trả khoản vay đúng thời hạn. Và vẫn chịu trách nhiệm trước pháp luật như người đứng tên vay, nếu khoản vay phát sinh dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.
Trường hợp nguồn thu của người đứng tên vay không đủ nghĩa vụ trả nợ, thì lúc này nguồn thu của người đồng vay sẽ được phía Ngân hàng yêu cầu cung cấp và tiến hành thẩm định hồ sơ. Thu nhập của người đồng vay vẫn sẽ được áp dụng để phía Ngân hàng thẩm định chung, từ đó đưa ra quyết định có đồng ý phê duyệt khoản vay hay không.
Trường hợp người đứng tên vay mất khả năng chi trả hoặc không may xảy ra tai nạn thương tật vĩnh viễn, mất khả năng lao động, hoặc mất tích, qua đời. Khoản nợ còn lại sẽ do người đồng vay chi trả, và tài sản vẫn không bị phát mãi.
Lợi ích của người đồng vay
Người đồng vay giúp cho một cá nhân khác có đủ điều kiện để vay hoặc có được các điều khoản cho vay thuận lợi. Có nhiều người vay cùng lúc cũng làm tăng số tín dụng gốc được phê duyệt.

Ví dụ: một người cha có thể đóng vai trò như một người đồng vay trong khoản cho vay hợp nhất (Consolidation loan) cho con trai của mình. Bằng cách trở thành người đồng vay, người cha có thể giúp con đủ điều kiện vay theo điểm tín dụng cao hơn của mình, đồng thời nhận được mức lãi suất thấp cho phép con hoàn trả món nợ khác có lãi suất cao hơn.
Thông thường, những người đồng vay là vợ chồng, đăng kí vay thế chấp cùng nhau trên căn nhà mà họ dự định mua.
Bằng cách sử dụng kết hợp hồ sơ tín dụng và thu nhập của cả hai người, cặp vợ chồng có thể có đủ điều kiện để có khoản vay thế chấp lớn hơn là làm riêng mỗi người.
Họ cũng có được mức lãi suất thấp hơn vì khả năng vỡ nợ thấp hơn. Cả hai đều đồng ý thực hiện các khoản thanh toán cho khoản vay, và cũng sẽ là chủ sở hữu của tài sản khi khoản vay được hoàn trả.